Net Zero Unlocked: Tối ưu chi phí đầu tư và nâng cao hiệu suất

Net Zero Unlocked: Tối ưu chi phí đầu tư và nâng cao hiệu suất

Edeec thường được biết đến trên thị trường như một công ty tư vấn chứng nhận công trình xanh. Tuy nhiên, bản chất hoạt động của Edeec không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ xanh mà tập trung sâu vào tối ưu hóa bài toán kỹ thuật – kinh tế – năng lượng cho tòa nhà. Đây là một lĩnh vực chuyên sâu, kết hợp giữa kỹ thuật, tài chính và năng lượng, dựa trên nền tảng kiến thức bài bản từ chương trình thạc sĩ chuyên ngành mà ông Trần Thành Vũ, Sáng lập và Giám đốc của Edeec, đã theo học và làm việc tại Pháp. Mục tiêu của Edeec không chỉ giúp công trình đạt chuẩn xanh mà còn tối ưu chi phí đầu tư, phân bổ vốn hiệu quả vào các hạng mục quan trọng, thay vì bị đội chi phí bởi các tiêu chí không thực sự mang lại giá trị lâu dài.

Các thành viên thuộc Edeec

Một trong những rào cản lớn nhất trong ngành xây dựng bền vững là quan niệm rằng công trình xanh hay công trình hiệu quả năng lượng luôn đi kèm với chi phí đầu tư cao hơn. Đây là hiểu lầm tồn tại nhiều năm do cách tiếp cận chưa tối ưu trong thiết kế và triển khai. Với phương pháp luận của Edeec, chúng tôi không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được chứng chỉ xanh mà còn đảm bảo bài toán kinh tế được giải quyết ngay từ khâu thiết kế, thay vì chỉ chạy theo các checklist chứng nhận một cách máy móc.

Bối cảnh hiện nay với sự lên ngôi của các tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance) và cam kết Net Zero đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, phải đáp ứng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về phát thải và trách nhiệm xã hội. Dù các khung báo cáo ESG có sự khác biệt giữa các tổ chức, nhưng cốt lõi vẫn xoay quanh việc giảm phát thải và cải thiện điều kiện xã hội – những yếu tố đã được đề cập trong các tiêu chuẩn công trình xanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng là ESG không chỉ dừng lại ở các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn phân tách rõ các yếu tố tác động lớn nhất đến phát thải và môi trường làm việc. Điều này có nghĩa là để đạt được mục tiêu ESG, doanh nghiệp cần tập trung vào những giải pháp thực sự mang lại hiệu quả giảm phát thải, thay vì chỉ tích điểm qua các checklist có sẵn.

 

 

Trong khi đó, nhiều công trình xanh tại Việt Nam trong hơn 15 năm qua vẫn đang đi theo hướng “đạt chứng chỉ bằng mọi giá”, tức là tập trung vào các tiêu chí dễ đạt điểm thay vì tối ưu toàn diện. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư bị đẩy lên cao mà lợi ích dài hạn không rõ ràng. Ví dụ, một số công trình đạt chứng chỉ LEED Platinum có thể tăng chi phí đầu tư lên đến 20%, nhưng bài toán hoàn vốn trong vận hành lại không thực sự thuyết phục. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiểu lầm phổ biến rằng công trình xanh luôn đắt đỏ.

Tại các hội thảo, Edeec mang đến những công trình thực tế – các case study điển hình từ quy mô nhỏ, trung bình đến rất lớn, bao gồm cả nhà máy – để chứng minh rằng việc tối ưu hóa thiết kế ngay từ đầu có thể giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư và vận hành. Khi được tính toán chi tiết theo phương pháp kỹ thuật – kinh tế – năng lượng, các tòa nhà không chỉ đạt hiệu quả tài chính vượt trội mà còn có thể đạt được chứng nhận ở cấp độ cao hơn kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư. Thậm chí, một số công trình có thể đạt trạng thái cân bằng năng lượng mà không cần tăng chi phí đầu tư đáng kể.

 

Chủ đề hội thảo diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh

Chìa khóa để công trình bền vững thực sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai không nằm ở việc có hay không một tờ giấy chứng nhận, mà ở khả năng tối ưu hóa từ giai đoạn thiết kế, đảm bảo công trình vận hành hiệu quả về cả năng lượng và tài chính. Đây chính là giá trị cốt lõi mà Edeec mang đến cho thị trường.

 

Menu chính (Vi)