Quan niệm phổ biến cho rằng để có được công trình xanh thì phải tăng chi phí đầu tư ban đầu. Qua hơn 10 năm tư vấn cho hàng chục công trình, chúng tôi nhận thấy thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Nhà đầu tư có khả năng đạt được công trình xanh với chi phí đầu tư không tăng đi kèm với hiệu quả tiện nghi và chất lượng vượt trội.

Công trình xanh là công trình hướng tới việc thiết kế thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo không gian sống tiện nghi cho người sử dụng trong cả vòng đời. Đây là xu hướng tất yếu của con người trong tương lai. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua đã có các tiêu chí đánh giá công trình xanh ngày càng phổ biến như LEED của Hoa Kỳ, Lotus của Việt Nam, Green Mark của Singapore, HQE của Pháp hay EDGE của IFC-World Bank. Các tiêu chí thường tập trung vào các mục tiêu chính như: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, vật liệu xanh, chất lượng không khí và tiện nghi, tổng mặt bằng bền vững và các giải pháp sáng tạo như hình dưới đây:

Một câu hỏi luôn thu hút được sự quan tâm của người làm nghề xung quanh chủ đề này là « Chi phí cần thiết hay chi phí phát sinh để đạt được công trình xanh là bao nhiêu? » Khó có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này, vì mỗi công trình sẽ có những đáp án khác nhau. Tuy vậy, trong thực tế, EDEEC đã chứng minh luôn có khả năng lớn để công trình đạt chất lượng vượt trội với chi phí đầu tư hợp lý, thậm chí thấp hơn so với mặt bằng chung. Chúng tôi đã tư vấn thành công, giúp nhiều dự án tiết kiệm chi phí đầu tư lên tới hàng tỉ đồng bằng cách tính toán tối ưu hoá công suất hệ thống kỹ thuật, phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các hạng mục… giúp mức tổng đầu tư hợp lý nhất đồng thời đảm bảo tiện nghi, tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng và chi phí vận hành về lâu dài.

Việt Nam đang trong dòng chảy phát triển của lĩnh vực công trình thân thiện môi trường. Tuy nhiên, chúng ta cần đưa vào quy trình thiết kế các bước nghiên cứu, tính toán sâu các chi tiết kỹ thuật, nhiệt, năng lượng… nhằm tạo ra nhiều công trình tiện nghi hơn với chi phí đầu tư tối ưu.  Việc tính toán đơn giản sau đó nhanh chóng triển khai bản vẽ đã vô tình làm mất đi các khâu kiểm soát chất lượng thiết kế, đặc biệt về chất lượng nhiệt, khả năng tiết kiệm năng lượng, chất lượng chiếu sáng, âm thanh và tính thân thiện môi trường… Các tính toán tiện nghi nhiệt phổ thông đang dừng ở bảng kiểm kết quả công suất hệ thống điều hoà, trong khi công suất này thường chưa được kiểm tra kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh. Việc xem xét kỹ quy trình thực hiện, phương pháp tính, số liệu đầu vào, biến động nhiệt trong không gian điều hoà, vân tốc gió… sẽ đảm bảo tiện nghi công trình cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phổ biến các công cụ và phương pháp tính hiện đại giúp dự báo chi tiết hiệu quả năng lượng và tiện nghi sử dụng từ giai đoạn thiết kế của công trình.

Lĩnh vực thiết kế tại Việt Nam đang có cơ hội lớn để tạo ra nhiều công trình tiện nghi hơn với chi phí đầu tư tối ưu, không tăng lên thậm chí có thể giảm so với mặt bằng thiết kế chung.

Việc giảm chi phí đầu tư của công trình tiết kiệm năng lượng, công trình xanh cần bắt đầu từ việc tìm kiếm tối ưu hóa hệ thống năng lượng, kỹ thuật bằng cách áp dụng phương pháp và quy trình thiết kế mới.

Quy trình mới đòi hỏi các công cụ tính toán hiện đại, chính xác, đang được sử dụng trong mảng phát triển bền vững trên toàn cầu nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam.

 

 

Quy trình thiết kế tích hợp và công cụ mô phỏng năng lượng tại EDEEC

Giúp nhà đầu tư ra quyết định tốt hơn dựa trên số liệu cụ thể chính xác

EDEEC ứng dụng kỹ thuật số hoá công trình tiên tiến để mô phỏng vận hành công trình, so sánh các phương án thiết kế và thiết bị khác nhau. Từ đó bắc cầu giữa kỹ thuật và tài chính, hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định chuẩn xác dựa trên số liệu cụ thể:

  • Tính toán công suất hệ thống điều hoà HVAC dựa trên sơ đồ tải 8760h (24h x 356 ngày) và hiệu quả năng lượng mang lại. Đảm bảo chi phí cho hệ thống kỹ thuật thấp nhất nhưng đạt hiệu quả năng lượng cao nhất.
  • Xem xét thiết kế hệ thống lớp vỏ công trình phối hợp với hệ thống MEP. Đề xuất phân bổ nguồn vốn một cách tối ưu, mang lại hiệu quả về kinh tế và năng lượng.
  • Kiểm soát tiện nghi nhiệt, âm thanh, chiếu sáng và thông gió tự nhiên dựa trên thông số kỹ thuật 8760h cho mỗi không gian.
  • Tính toán thời gian thu hồi vốn chi tiết cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Hỗ trợ lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Chất xám kết hợp cùng công cụ hiện đại có thể bù đắp cho chi phí đầu tư vào các hệ thống kỹ thuật công trình, kể cả các hệ thống đắt đỏ nhất, từ đó tiết kiệm được chi phí nhờ tối ưu hoá thiết kế. Đây chính là điều được EDEEC hiện thực hoá qua nhiều dự án thực tế trong suốt hơn 10 năm qua.

Thông tin chi tiết xem thêm tại:

– Thiết Kế Công Trình Hiệu Quả Năng Lượng không tăng chi phí

Phần 1 / Phần 2 Phần 3  

– Hệ thống điều hoà không khí quá cỡ – Lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn

Menu chính (Vi)