Hiểu thêm về phân bố ánh sáng và hiện tượng chói

Hiểu thêm về phân bố ánh sáng và hiện tượng chói

Để có được sự tiện nghi nhìn tốt, ánh sáng không chỉ cần có độ sáng phù hợp mà còn cần phải được phân bố tốt, hay tránh việc người ở bị chói. EDEEC đã thực hiện đo đạc kiểm tra mức độ chói cho rất nhiều công trình và có thể đưa ra các tư vấn phù hợp để giảm tránh hiện tượng này. 

Đầu tiên cùng tìm hiểu hiện tượng chói là gì?

Các khu vực có độ sáng cao đặt ngay cạnh khu vực có độ sáng thấp sẽ gây ra hiện tượng chói và gây cảm giác khó chịu.

Ví dụ, một bóng đèn sợi đốt trên bàn có thể tạo ra nhiều ánh sáng hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt hơn so với ánh sáng phản xạ khỏi mặt bàn, do đó gây khó khăn cho việc đọc hay thực hiện các công việc khác. Chụp đèn sẽ giúp tránh ánh sáng chói vào mắt bạn trong khi vẫn chiếu rọi lên mặt bàn.

Hiện tượng chói vô cùng quan trọng và cần được kiểm soát khi sử dụng chiếu sáng tự nhiên vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp rất sáng.

Ánh sáng từ bóng đèn hay mặt trời mà không che có thể gây ra hiện tượng chói mắt. Các thiết bị chiếu sáng có tác dụng phân bố và khuếch tán ánh sáng, tránh hiện tượng bị chói.

Mức độ sáng và hệ số đo độ chói

Rất khó để đo độ chói vì ánh sáng nhận được là chủ quan và tùy thuộc vào một vài yếu tố (gồm cả độ tuổi của con người). Tuy nhiên, hệ chuẩn cơ sở được sử dụng để đánh giá độ chói là cường độ ánh sáng trong trường quan sát của một người tại một vị trí quan sát nhất đinh (cd/ m2). Đây là lượng ánh sáng phản xạ từ một bề mặt vào mắt người quan sát.

Một số quy tắc kinh nghiệm:

Tránh độ tương phản lớn hơn 10:1 khi làm việc.

Tránh ánh sáng có độ sáng 2,000 lux hay lớn hơn vì hầu hết các màn hình máy tính là 200 lux và bạn muốn giữ trong cấp số 10 độ sáng của màn hình.

Độ tương phản 20:1 có nghĩa là người cư ngụ sẽ chỉ thấy bóng. Điều này có thể chấp nhận được cho các khu vực hành lang.

Độ tương phản 50:1 sẽ gây khó chịu nên cần tránh nó.

Trong phân tích chiếu sáng tự nhiên, hiện tượng chói cũng thường được đánh giá bằng cách sử dụng lỗ mắt cá tại độ cao đầu người. Một số phương pháp kỹ thuật nhanh cũng đã được phát triển như Unified Glare Rating (UGR) và Daylight Glare Probability (DGP). DGP càng cao, chúng ta càng dễ bị chói hơn.

Lỗ mắt cá tại một trung tâm nghiên cứu hiện tượng chói. Sử dụng một HDR camera, sự chồng chéo các màu giả của ánh sáng xác định giá trị trên hình ảnh và phép phân tích Radiance với cùng điểu kiện.

 

Menu chính (Vi)