Khả năng cách nhiệt cho lớp vỏ: Tìm hiểu thêm về Tổng Nhiệt Trở R và Hệ Số Truyền Nhiệt U

Khả năng cách nhiệt cho lớp vỏ: Tìm hiểu thêm về Tổng Nhiệt Trở R và Hệ Số Truyền Nhiệt U

Hệ số kỹ thuật về khả năng cách nhiệt cho lớp vỏ công trình sẽ luôn là các hệ số quan trọng trong lĩnh vực công trình xanh. Trong series các bài thông số kỹ thuật công trình xanh bằng ngôn ngữ hình ảnh, Edeec đã từng giới thiệu chỉ số SHGC của kính. Trong bài viết lần này chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số cách nhiệt của tường và mái như ở dưới đây.

Trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Các Công trình Xây Dựng Sử Dụng Năng Lượng Hiệu Quả QCVN 09:2017/BXD, chỉ số tổng nhiệt trở R của lớp vỏ bao che được quy định cụ thể:

Tường bao ngoài công trình trên mặt đất (phần tường không xuyên sáng) của không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất R0.min không nhỏ hơn 0,56 m2.K/W;

Kết cấu mái bằng và mái có độ dốc dưới 150 nằm trực tiếp trên không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở R0.min không nhỏ hơn 1,00 m2.K/W.

Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia QCVN09:2017/BXD cũng giới thiệu công thức tính Tổng nhiệt trở R:

Trước hết mời bạn cùng xem lại ý nghĩa hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu trong kết cấu bao che công trình

Hệ số dẫn nhiệt ʎ (W/m2.K)Là lượng nhiệt truyền trong một khối vật liệu, từ bề mặt có nhiệt độ cao sang bề mặt có nhiệt độ thấp do truyền nhiệt tiếp xúc, trên 1 m2 diện tích, qua một đơn vị chiều dầy khi nhiệt độ hai bên chênh lệch 1oC. Hệ số ʎ càng nhỏ thì khả năng cách nhiệt của vật liệu càng tốt. Như hình ở dưới đây tôn thép có lượng nhiệt truyền qua nhiều gấp 145 lần so với bông thủy tinh:

Nhiệt trở R của từng lớp vật liệu trong một khối kết cấu là khả năng cản nhiệt tiếp xúc qua từng lớp. Vật liệu càng dầy và hệ số truyền nhiệt λ càng nhỏ thì nhiệt trở R càng lớn, hay khả năng cách nhiệt của lớp vật liệu này càng tốt:

 

Nhiệt trở R0 của toàn bộ hệ kết cấu bao che là tổng nhiệt trở của từng lớp vật liệu R1, R2, R3… (tương ứng với khả năng cản nhiệt tiếp xúc qua từng lớp), và nhiệt trở của lớp không khí mỏng sát hai bên bề mặt kết cấu RT và RN (tương ứng với khả năng cản nhiệt bức xạ và đối lưu từ bề mặt tường tới lớp không khí xung quanh): Ro = RN + R1 + R2 +…+ RT

Tổng nhiệt trở R của tường có 3 lớp vật liệu và của tường có 1 lớp vật liệu:

 

Giá trị U là giá trị nghịch đảo của R, là lượng nhiệt truyền qua 1 m2 kết cấu tương, bao gồm cả nhiệt tiếp xúc đối lưu và bức xạ, khi nhiệt độ 2 bên tương chênh lệch 1oC. Như ở đây, nhiệt truyền qua 2 loại tường này chênh nhau 5.23 W/m2

 

Khi nhiệt độ 2 bên tường chênh nhau 13oC thì nhiệt truyền qua 2 loại tường này chênh nhau 68 W/m2

Bài viết nằm trong series các thông số kỹ thuật công trình xanh bằng ngôn ngữ hình ảnh của EDEEC.

Mời bạn xem thêm bài viết về thống số kỹ thuật của kính tại: Chỉ số SHGC – Các tên gọi trên catagog nhà sản xuất

Menu chính (Vi)