Vào chiều ngày 9/11, Edeec tham gia thuyết trình về thực trạng và cơ hội cho công trình Net Zero Energy, hội thảo được tổ chức trực tuyến bởi EEN, cùng trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản, Trường Đại học Tokyo Metropolitan….
Với sự phối hợp nhiều bên, hội thảo cho một góc nhìn rõ nét về thực trạng phát triển tiết kiệm năng lượng công trình tại Việt Nam, cũng như công bố các kết quả nghiên cứu thực tế tại Đông Nam Á. Có một điểm chung thú vị trong các khảo sát của Nhật và nhìn nhận thực tế tại Việt Nam là: Công trình có chứng nhận xanh không hề là một đảm bảo chắc chắn cho tính hiệu quả năng lượng. Công trình không theo đuổi chứng chỉ xanh, mà tập trung thiết kế hiệu quả năng lượng, có thể đạt hiệu quả giảm chi phí vận hành cao hơn công trình chỉ theo đuổi chứng chỉ xanh.
Nói đến tiết kiệm năng lượng, không có nghĩa là tăng chi phí đầu tư. Các diễn giả đều thấy rằng việc áp dụng các kỹ thuật tính toán tiên tiến để Thiết Kế Năng Lượng Công trình là yếu tố then chốt để tối ưu chi phí. Ngay cả người xem cũng tích cực hỏi về các công cụ này. Mặc dù vậy các công cụ này chưa hề được sử dụng như công cụ thiết kế tại Việt Nam, nên còn xảy ra nhiều lãng phí. Việc ứng dụng công cụ kỹ thuật cao để đề xuất giải pháp thiết kế hiện chỉ có tại Edeec.
Việc đạt tới và phổ biến công trình Net Zero Energy ngay cả đối với Nhật Bản cũng không dễ dàng và cũng cần có lộ trình 3 bước, từ “ZEB ready”, tới “Nearly ZEB”, và cuối cùng là “ZEB”. Công trình tiêu thụ dưới 100 kWh/m2.năm đã là ZEB ready. Đây là cách tiếp cận thú vị và phù hợp, nên được áp dụng cho nước ta.
Chia sẻ các chuyên gia từ Nhật Bản: các thành phần cốt lõi tạo ra công trình NZEB phi nhà ở.
Chia sẻ các chuyên gia từ Nhật Bản: Tiêu chuẩn ISO/TS23564 và hy vọng vào sự đồng hành của Việt Nam trong công cuộc chống biến đổi khí hậu
Tuy nhiên khái niệm này còn rất mới tại Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ có khái niệm thiết kế hay tính định lượng sử dụng năng lượng công trình. Với NZEB thì khác, mức sử dụng năng lượng công trình trong quá trình vận hành cần được tính kỹ lưỡng ngay trong quá trình thiết kế, đó là cơ sở để lựa chọn phương án, vật liệu, thiết bị, ra quyết định tài chính…
Trong rất nhiều các tiêu chí công trình xanh, hiệu quả năng lượng là chìa khóa hướng tới NZEB -Công trình cân bằng năng lượng. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, công trình được thiết kế hiệu quả năng lượng vẫn chưa phổ biến
Một điểm khá thú vị là nghiên cứu của trường Đại học Tokyo Metropolitan còn chỉ ra rằng, với mức tăng dân số tại Việt Nam hay Asean, so với mức giảm dân số của Nhật Bản, thì để tiến tới Net Zero Building cho toàn ngành xây dựng, Việt Nam và Asean còn phải nỗ lực hơn Nhật Bản rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu này.
Khảo sát tiện nghi nhiệt trong các không gian phòng (qua chỉ số nhiệt độ cảm nhận Operative Temperature xem xét cả nhiệt độ phòng lẫn nhiệt độ bức xạ) cho 6 thành phố khác nhau tại châu Á: Jakarta – Indonesia, Kuala Lumpur – Malaysia , Singapore, Băng Cốc – Thái Lan, Hà Nội – Việt Nam, Kagoshima – Nhật Bản.
Khảo sát dữ liệu bức xạ mặt trời cho 6 thành phố khác nhau tại châu Á: Jakarta – Indonesia, Kuala Lumpur – Malaysia , Singapore, Băng Cốc – Thái Lan, Hà Nội – Việt Nam, Kagoshima – Nhật Bản