“Thực tế các Chủ đầu tư Công trình Xanh hoàn toàn có thể tối ưu đồng vốn của mình, xứng đáng tới từng xu, thậm chí giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu nếu ngay từ khâu thiết kế công trình ứng dụng đúng, hiệu quả công nghệ Mô phỏng Năng lượng và phương pháp thiết kế tích hợp năng lượng đúng theo các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận và áp dụng rộng rãi.”
LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là hệ thống chứng nhận Công Trình Xanh được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. LEED có thể áp dụng ở hầu hết tất cả các loại công trình. LEED cung cấp những chuẩn mực về sức khỏe, hiệu quả năng lượng và tiết kiệm năng lượng cho công trình xanh. Chứng nhận LEED được thế giới công nhận như biểu tượng cho các định hướng và thành tựu bền vững.
Lý do gì khiến hàng triệu người trên thế giới đang sống, học tập và làm việc có liên quan đến chứng nhận LEED? Dưới đây là những nhóm lợi ích không thể phủ nhận mà chứng nhận LEED đem lại.
Ảnh: Công trình TechnoPark Tower đạt chứng nhận LEED Platinum
Giành được lợi thế cạnh tranh
61% lãnh đạo trong các tổ chức tin rằng định hướng bền vững là yếu tố tạo khác biệt với thị trường và cải thiện hiệu quả tài chính.
Thu hút người thuê
Công trình đạt chứng nhận LEED có giá thuê cao nhất với tỷ lệ cho thuê giao động trong khoảng 20%. Tỷ lệ phòng trống của công trình xanh thường thấp hơn 4% so với công trình thông thường.
Quản lý hiệu quả
LEED là hệ thống quản lý dự án cũng như hiệu quả công trình xanh lớn nhất thế giới. LEED cung cấp hệ thống chuẩn mực toàn diện về thiết kế, kiến trúc, vận hành cũng như hiệu suất cho công trình xanh.
Đạt mục tiêu ESG (Environmental, Social and Corporate Governance)
LEED giúp nhà đầu tư đạt mục tiêu ESG khi cung cấp những chuẩn mực xây dựng xanh thiết thực. LEED được công nhận toàn cầu để đo lường và quản lý hiệu quả hoạt động bất động sản của họ. Chứng nhận LEED cũng hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các phương thức quản lý nhằm ưu tiên hiệu quả công trình, giảm chi phí vận hành, tăng giá trị tài sản và đảm bảo hiệu suất, tiện nghi sức khỏe và hạnh phúc cho người sử dụng.
Hiệu quả chi phí
27,600 TỶ ĐỒNG Từ tiết kiệm Năng lượng* |
3,439 TỶ ĐỒNG Từ giảm lãng phí Nước* |
16,454 TỶ ĐỒNG Từ giảm hoạt động bảo trì* |
1,247 TỶ ĐỒNG Từ giảm thiểu chất thải* |
*Ước tính dựa trên trên những công trình đạt chứng nhận LEED từ 2015 – 2018
Lợi ích về sức khỏe: Sống khỏe cùng LEED
Nhân viên và người sử dụng công trình hài lòng hơn
Báo cáo chỉ ra rằng những chủ doanh nghiệp có không gian làm việc đạt chứng nhận LEED có tỷ lệ tuyển dụng và tỷ lệ giữ lại cao hơn. Và hiệu quả công việc của nhân viên cũng tăng cao.
Bảo vệ sức khỏe người sử dụng công trình
LEED tạo ra không gian trong lành với không khí sạch, đón được ánh sáng mặt trời, không chứa chất độc hại trong sơn và khi hoàn thiện công trình.
Nâng cao chất lượng môi trường trong nhà
Cải thiện chất lượng không khí trong nhà có thể giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng, bệnh hen suyễn, căng thẳng và trầm cảm đồng thời dẫn đến cải thiện năng suất
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Công trình hiệu quả năng lượng giúp giảm ô nhiễm môi trường cũng như cải thiện chất lượng không khí bên ngoài các khu công nghiệp lớn, đặc biệt LEED là công cụ hiệu quả trong việc giảm thiểu khí thải.
Lợi ích về môi trường: LEED giúp giảm lượng khí carbon thải ra môi trường
Giảm sử dụng năng lượng và khí thải carbon
34% Giảm lượng khí thải CO2* |
25% Giảm lượng năng lượng tiêu thụ* |
11% Giảm lượng nước tiêu thụ* |
80 triệu tấn Giảm rác thải từ bãi chôn lấp* |
89/100 Điểm ENERGY STAR trung bình của các dự án LEED |
25% Lượng năng lượng tiêu thụ trung bình của các công trình LEED ít hơn so với công trình thương mại thông thường |
1.3 triệu tấn Lượng than tiết kiệm được mỗi năm |
78 triệu tấn Lượng khí thải CO2 hạn chế được
|
*Nguồn: Re‐Assessing Green Building Performance: A Post Occupancy Evaluation of 22 GSA Buildings. Kim M. Fowler. Emily M. Rauch. Jordan W. Henderson.
Ảnh: Nhà máy thực phẩm hữu cơ đầu tiên tại Ấn Độ đạt chứng nhận LEED Platinum
Tiết kiệm nước
Kỳ vọng tiết kiệm nước từ những công trình thương mại đạt LEED cao hơn 7% so với tổng lượng nước sử dụng cho các khu không phải là dân cư.
Giảm lãng phí
Cho đến năm 2030, các dự án LEED sẽ có thể chuyển đổi dược hơn 540 triệu tấn rác thải từ những bãi chôn lấp.
Giảm hoạt động giao thông cá nhân
Tránh được gần 4 tỷ dặm xe đi đường dài bởi những người sử dụng công trình LEED do nhờ công trình đạt LEED có vị trí thuận tiện cũng như có nhiều phương thức di chuyển thay thế.
Vật liệu xanh
Những dự án đạt chứng nhận ước tính đã dành hơn 100 tỷ USD cho vật liệu xanh.
Áp dụng chiến lược bền vững
LEED có thể giúp cả những công trình xây mới hay cải tạo áp dụng những chiến lược bền vững và xanh hơn để trở thành công trình hiệu quả cao.
Chứng nhận LEED quan tâm đến lợi ích toàn diện của con người dựa trên cả ba yếu tố thiết yếu: Kinh tế, Sức khỏe và Môi trường. Đồng thời là chứng nhận Công trình Xanh phổ biến nhất trên thế giới. Chứng nhận công trình xanh này cung cấp những chuẩn mực về thiết kế, kiến trúc và hiệu quả năng lượng công trình. Đó cũng là lý do tại sao nhu cầu về chứng nhận Công trình Xanh LEED ngày càng tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây.
(Nguồn: USGBC – US Green Building Council)